Trời nồm ẩm khiến đệm cao su dễ bị mốc, gây mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm tuổi thọ đệm. Vậy làm thế nào để xử lý đệm cao su bị mốc khi trời nồm hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay những mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến đệm cao su bị mốc khi trời nồm
Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng ở miền Bắc Việt Nam, thường xuất hiện vào cuối đông – đầu xuân. Lúc này, độ ẩm trong không khí cao gây ra nhiều vấn đề cho đồ dùng trong gia đình, đặc biệt là đệm cao su. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến đệm cao su bị mốc trong thời tiết này:
Độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển
Khi trời nồm, độ ẩm trong không khí tăng cao và dễ dàng bám vào bề mặt của đệm cao su. Đây là môi trường thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi. Nếu không có biện pháp kiểm soát độ ẩm kịp thời, vi khuẩn và nấm mốc sẽ phát triển nhanh, gây mùi khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Thói quen sử dụng sai cách
- Đặt đệm trực tiếp lên nền nhà dễ khiến hơi ẩm từ nền nhà bốc lên thấm vào đệm, làm tăng nguy cơ bị mốc.
- Đệm không được vệ sinh thường xuyên khiến bụi bẩn tích tụ kết hợp với hơi ẩm trong không khí sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc.
- Không sử dụng ga phủ bảo vệ khiến đệm tiếp xúc trực tiếp với hơi ẩm từ môi trường làm nấm mốc dễ phát triển trên bề mặt đệm.
Phòng ngủ không thông thoáng
- Nếu phòng ngủ đóng kín, ít có sự lưu thông không khí, hơi ẩm sẽ bị giữ lại lâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
- Quần áo ẩm hoặc vật dụng hút ẩm để trong phòng cũng có thể làm tăng độ ẩm xung quanh đệm.
- Khi phòng thiếu ánh sáng mặt trời, nấm mốc càng dễ sinh sôi vì chúng phát triển mạnh trong điều kiện ẩm tối.
Đệm bị thấm nước hoặc không được phơi khô đúng cách
Nếu vô tình làm đổ nước hoặc chất lỏng lên đệm mà không lau khô kịp thời, nước sẽ ngấm vào bề mặt và tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho nấm mốc.
Đệm sau khi vệ sinh mà không phơi khô đúng cách, độ ẩm vẫn còn trong lõi đệm, dễ khiến nấm mốc phát triển.
Mẹo xử lý đệm cao su bị mốc khi trời nồm ngay tại nhà
Sử dụng giấm trắng
Giấm trắng chứa axit axetic, có khả năng làm gián đoạn sự phát triển của nấm mốc. Ngoài ra, giấm còn giúp khử khuẩn và loại bỏ mùi hôi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Pha giấm với nước theo tỷ lệ 1:1.
- Thấm dung dịch trên vào khăn sạch và lau nhẹ nhàng lên vết mốc trên đệm.
- Đợi khoảng 15-20 phút để giấm phát huy tác dụng.
- Lau lại bằng khăn khô và phơi khô đệm
Sử dụng cồn pha loãng
Cồn có tính sát khuẩn mạnh, giúp phá hủy màng tế bào của nấm mốc và làm chúng khô nhanh, ngăn chặn sự phát triển. Ngoài ra, cồn bay hơi nhanh nên không làm ẩm đệm, hạn chế nguy cơ nấm mốc quay trỏ lại.
Cách thực hiện:
- Làm ẩm vùng đệm bị mốc bằng một ít nước sạch
- Dùng khăn khô nhấn mạnh lên vùng vừa làm ẩm để làm sạch bớt chất bẩn.
- Dùng dung dịch cồn pha loãng với nước để xịt lên bề mặt đệm
- Lau sạch bằng khăn khô và phơi khô đệm
Sử dụng bột baking soda
Baking soda có khả năng làm sạch mọi vết bẩn cứng đầu, đặc biệt là nấm mốc một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Làm ướt bề mặt vùng đệm bị mốc bằng khăn ướt
- Rắc bột baking soda lên rồi để nguyên trong khoảng 30 phút.
- Dùng bàn chải lông mềm hoặc khăn khô lau nhẹ nhàng để loại bỏ nấm mốc.
- Dùng máy hút bụi để làm sạch hoàn toàn bột baking soda trên đệm
- Phơi khô đệm
Sử dụng nước rửa chén
Nước rửa chén có chứa các chất tẩy rửa giúp loại bỏ nấm mốc, làm sạch vết bẩn và ngăn nấm mốc bám lại trên đệm cao su
Cách thực hiện:
- Nhúng khăn sạch vào hỗn hợp gồm nước + nước rửa chén + giấm rồi thoa lên vùng đệm bị mốc.
- Dùng khăn ẩm sạch lau lại để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn.
- Phơi khô đệm.
Sử dụng phấn rôm
Phấn rôm có khả năng hút ẩm mạnh, giúp làm khô bề mặt đệm cao su và ngăn chặn môi trường ẩm ướt cần thiết cho sự phát triển của nấm mốc.
Cách thực hiện
- Dùng khăn ướt để làm ướt vùng đệm bị nấm mốc
- Rắc phấn rôm trực tiếp lên bề mặt đệm và để khoảng 30 phút
- Dùng khăn khô lau nhẹ nhàng để loại bỏ nấm mốc.
- Sử dụng máy hút bụi để hút sạch bột phấn rôm
- Phơi khô đệm
Lưu ý:
- Sau khi tẩy mốc cho đệm cao su, bạn nên đặt đệm ở nơi thoáng khí, có ánh sáng nhẹ để làm khô hoàn toàn.
- Tránh phơi đệm trực tiếp dưới ánh nắng mạnh vì có thể làm hỏng cấu trúc cao su.
- Nếu thời tiết ẩm, có thể hong đệm bằng quạt, máy sấy ở chế độ gió mát hoặc máy hút ẩm để làm khô nhanh hơn.
Cách phòng tránh đệm cao su bị mốc khi trời nồm
Để ngăn ngăn ngừa tình trạng đệm cao su bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ đệm, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Đặt đệm trên mặt phẳng thoáng khí
Bạn không nên đặt đệm trực tiếp xuống sàn nhà vì hơi ẩm từ sàn có thể thấm vào đệm gây mốc. Thay vào đó, hãy đặt đệm trên giường có khe thoáng hoặc dát giường dạng nan để giúp không khí lưu thông tốt hơn. Nếu không có giường, bạn có thể lót một tấm phản gỗ hoặc tấm lót thoáng khí bên dưới đệm để hạn chế hơi ẩm thấm lên từ sàn nhà.
Thường xuyên vệ sinh đệm
Vệ sinh đệm thường xuyên sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, tránh hình thành nấm mốc trên đệm. Bạn có thể vệ sinh đệm cao su theo hướng dẫn sau:
- Dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn bám bề mặt đệm.
- Phơi đệm ở nơi thoáng khí, có nắng nhẹ (tránh ánh nắng trực tiếp mạnh vì có thể làm hư hại cao su).
- Nếu có dấu hiệu ẩm nhẹ, có thể dùng quạt hoặc máy sấy ở chế độ gió mát để hong khô.
- Bạn cũng có thể sử dụng bột baking soda để hút ẩm và khử mùi hôi cho đệm cao su bằng cách rắc bột lên bề mặt đệm và để nguyên khoảng 30 phút sau đó dùng máy hút bụi hút sạch bột baking soda.
Sử dụng máy hút ẩm trong phòng
Máy hút ẩm giúp kiểm soát độ ẩm trong phòng ở mức lý tưởng (50-60%), ngăn chặn tình trạng ẩm mốc trên đệm cao su. Trường hợp không có máy hút ẩm, bạn có thể mở điều hòa chế độ Dry (hút ẩm) để giảm độ ẩm trong không khí vào những ngày nồm ẩm
Dùng ga chống thấm hoặc tấm bảo vệ đệm
Ga chống thấm, tấm bảo vệ đệm giúp ngăn hơi ẩm từ không khí thấm vào đệm, giảm nguy cơ đệm bị mốc. Tuy nhiên bạn cần lưu ý chọn loại ga có chất liệu thoáng khí để tạo cảm giác thoải mái, tránh gây bí bách khó chịu khi ngủ. Ga chống thấm cần được giặt và phơi thường xuyên để tránh tích tụ hơi ẩm và vi khuẩn.
Hạn chế mở cửa khi trời nồm
Không ít người cho rằng việc mở cửa khi trời nồm sẽ giúp không khí lưu thông, giảm tình trạng ẩm ướt, nhưng thực tế quan niệm này là sai lầm. Bởi vào những ngày nồm, độ ẩm ngoài trời rất cao, khi mở cửa, không khí ẩm sẽ tràn từ bên ngoài vào, làm cho phòng càng trở nên ẩm ướt.
Trên đây là những cách tẩy mốc trên đệm cao su trong thời tiết nồm ẩm ngay tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả. Hãy áp dụng ngay để giữ đệm luôn sạch sẽ và bền đẹp nhé!
Nếu có nhu cầu mua đệm cao su Vạn Thành chính hãng với mức giá ưu đãi, vui lòng liên hệ Hotline hoặc ghé cửa hàng demcaosuvanthanh.com gần nhất!