Buồn ngủ nhưng không ngủ được là tình trạng phổ biến ở khá nhiều người và đang có xu hướng gia tăng. Tại sao lại thế? Có điều gì thần kỳ ở đây không?
Bạn đã thèm ngủ cả ngày. Bạn đã cảm thấy mỏi mắt ngay cả khi đang rửa bát, đã phải gục mặt lên bàn trong lúc soạn tài liệu. Thế nhưng đây là lần thứ 2, thứ 3 lên giường… và bạn vẫn tỉnh táo?
Một trường hợp khác… bạn vô cùng mệt mỏi sau một ngày hoạt động dài. Bạn chuẩn bị một bộ quần áo ngủ hoàn hảo và ném mình lên giường trong một tâm trạng uể oải kèm một thân thể rã rời.
Tất cả sẵn sàng để bắt đầu ngủ nhưng cuối cùng thì sao… Bạn nằm đến tận 3 giờ vẫn không thể thiếp đi được
Có nhiều điều thật kỳ lạ và bạn không thể nào giải thích được. Có điều gì tâm linh ở đây hay đơn thuần nó là hoạt động sinh lý tự nhiên của cơ thể? Một số người theo chủ nghĩa hoài nghi thì thậm chí còn sốt sắng cho rằng mình đã bị bệnh gì rồi, nhất định là phải thế.
Câu trả lời từ các nhà khoa học sẽ có ở dưới đây!
Tại sao buồn ngủ nhưng không ngủ được?
Buồn ngủ nhưng không ngủ là hiện tượng không thể hiểu nổi với nhiều người nhưng ở trong y học và thần kinh học, đây là một vấn đề giấc ngủ phổ biến đã có khá nhiều nghiên cứu.
Philip Gehrman – PGS Tâm thần học tại Đại học Pennsylvania đã giải thích hiện tượng này và gọi nó là “conditioned or learned arousal”. Theo ông, bởi vì có một điều gì đó trong môi trường ngủ của bạn đã nói với bộ não rằng phải đánh thức bạn dậy thay vì đưa bạn vào giấc.
Cụ thể là thế này:
– Do thói quen trên giường
Bạn thường gặp những người rất dễ ngủ xung quanh bạn, đúng không? Hàng đêm, họ chỉ cần đặt lưng lên giường là đã có thể dễ dàng tự chìm vào giấc ngủ.
Trên thực tế, những người này vừa có thói quen ngủ đều đặn trước đó và có xu hướng sử dụng chiếc giường của mình chỉ với mục đích ngủ. Khi những phản xạ này thành thói quen thì chỉ cần bước lên giường là não bộ sẽ tự kích thích các phản ứng gây buồn ngủ.
Điều này ngược lại với những người bị mất ngủ. Bạn có thể đã làm nhiều việc khác nhau trên giường như đọc sách, xem phim, chơi điện tử… Vậy nên lúc bước lên giường cũng không có gì quá khác biệt như khi bạn ngồi ở phòng khách cả.
Ngoài ra, những người bị chứng mất ngủ sẽ thường có xu hướng vật lộn trên giường thay vì đứng dậy hay làm gì đó. Quá trình này lặp lại thường xuyên đến một mức nào đó sẽ khiến bạn trở nên quen với việc thức giấc trên giường – nơi đáng lẽ để ngủ, hoặc là bắt đầu giấc ngủ muộn hơn.
– Do giường ngủ không thoải mái
Nếu đang buồn ngủ nhưng không ngủ được khi nằm trên giường thì vấn đề khách quan có thể nằm ở chính những vật dụng trên giường của bạn. Ở trường hợp này không thể loại trừ khả năng bạn đang nằm trên một chiếc nệm quá cứng hoặc một chiếc ga quá bẩn.
Nệm cứng thì gây đau người, mất thoải mái và những cơn đau như vậy sẽ làm bạn tỉnh giấc luôn sau đó. Bạn có thể chuyển sang một chiếc nệm cao su tự nhiên hoặc một chiếc nệm lò xo xem sao.
Chăn ga gối bẩn thì gây ra vấn đề khác. Bọn vi khuẩn, mạt bụi và nấm mốc có thể làm bạn bị kích ứng trên da hoặc làm xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp như: hắt hơi, khó thở, ho, ngứa mũi…
Nhìn chung, điều kiện phòng ngủ sẽ là yếu tố quyết định khá nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, nếu một thời gian dài gặp phải tình trạng khó ngủ khi lên giường dù đã rất buồn ngủ trước đó thì bạn cần xem xét lại giường ngủ của mình và thực hiện một vài thay đổi nếu cần thiết.
– Căng thẳng dẫn đến buồn ngủ nhưng không ngủ được
Tiến sĩ Ronald Chervin – Giám đốc của Đại học Michigan Sleep cho rằng lo lắng cũng là lý do khiến bạn khó chợp mắt.
Điều này thường xảy ra nếu bạn vừa mất việc hoặc người thân vừa qua đời. Bạn suy nghĩ rất nhiều và nó làm bạn mệt mỏi nhưng lại không thể khiến bạn chìm vào giấc ngủ được.
Trên thực tế, khi bạn suy nghĩ nhiều, tâm trí và đầu óc gần như phải chạy đua. Và chắc chắn nó sẽ làm bạn tỉnh táo hơn để có thể suy luận nhiều vấn đề hơn. Triệu chứng mệt mỏi ở đây thực chất là căng thẳng chứ không phải là buồn ngủ
– Do sự dư thừa năng lượng
Buồn ngủ nhưng không ngủ được cũng có thể là do bạn tập thể dục quá gần giờ ngủ.
Tập thể dục đã được chứng minh là giúp cho giấc ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, khi vận động quá nhiều trước giờ ngủ, chúng lại làm tăng năng lượng cho bạn và khiến bạn cảm thấy khó để chợp mắt hơn.
Điều này cũng có phần tương tự với các chất kích thích. Caffeine và nicotine là những chất kích thích ngăn chặn quá trình thiết lập cơn buồn ngủ và giữ cho bạn một tinh thần tỉnh táo ngay cả khi rất mệt mỏi.
Do vậy, việc sử dụng cafe, trà hay thuốc lá trước đó sẽ làm bạn tỉnh táo lâu hơn, đến quá cả giờ ngủ hàng ngày. Bạn có thể đã muốn nhắm mắt nhưng tâm trí vẫn hoạt động và lại suy nghĩ lung tung.
Rất nhiều người sau đó đã mất ngủ, số khác thì phải mất thời gian lâu hơn bình thường nhiều lần để bắt đầu vào giấc.
Làm thế nào khi buồn ngủ nhưng không ngủ được?
– Thiết lập giường ngủ hoàn hảo
Bạn nên ưu tiên các sản phẩm chăn ga gối đệm thích hợp với nhu cầu của mình. Ai cũng thích một cái ngả lưng êm ái và được cuộn mình trong sự bồng bềnh nhẹ nhàng của những chiếc chăn.
Vậy thì, hãy ưu tiên các dòng nệm có độ đàn hồi cao như nệm cao su Vạn Thành, nệm lò xo Vạn Thành… Với nguồn nguyên liệu chính là cao su tự nhiên, các sản phẩm này sẽ nâng đỡ cơ thể tốt hơn và an toàn hơn với sức khỏe của bạn.
Còn với chăn ga gối, dòng vải cotton tự nhiên, vải sợi gỗ có độ thấm hút cao và mềm mại là những lựa chọn lý tưởng nhất. Tham khảo một số mẫu chăn ga gối an toàn nhất cho sức khỏe hiện nay tại đây.
Ngoài ra, việc thiết lập các phản xạ có điều kiện với chiếc giường của bạn cũng rất quan trọng. Quá trình này mất thời gian nhưng bạn sẽ loại bỏ được tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được.
Hãy bắt đầu bằng việc loại bỏ tất cả các việc linh tinh ra khỏi chiếc giường của bạn. Hãy để nó là nơi duy nhất và thoải mái nhất mà bạn có thể ngủ. Giường là để ngủ, chỉ ngủ thôi, không đọc sách, không điện thoại, không máy tính, không xem phim, không ăn uống…
– Giảm căng thẳng và lo lắng
Thư giãn là yếu tố trọng tâm trong các phương pháp thúc đẩy giấc ngủ đến nhanh chóng hơn. Bạn có 3 yếu tố chính để hình thành các phản ứng thư giãn trong não bộ của mình như sau:
+ Môi trường yên tĩnh
Yên tĩnh ở đây không nhất thiết phải là hoàn toàn im lặng. Những âm thanh êm dịu hoặc tiếng nhạc nhẹ nhàng thậm chí còn có lợi. Về cơ bản, bạn chỉ cần tránh những âm thanh lớn, những tiếng ồn hoặc tiếng mài mòn.
+ Một sự chú ý duy nhất
Nếu bạn là người có thói quen nghĩ ngợi linh tinh, suy luận trên trời dưới bể thì hãy tập trung vào 1 hình ảnh, 1 cụm từ hoặc 1 câu chú để giảm bớt những mối bận tâm về sự vật bên ngoài.
+ Học cách thở
Những nhịp thở chậm và sâu được chứng minh là có thể điều trị chứng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Trên thực tế, nó giúp bạn bình tĩnh hơn, hệ thần kinh bớt căng thẳng hơn và làm giảm các kích thích hưng phấn, phát tín hiệu để não sinh ra hormone gây buồn ngủ.
Làm thế nào để thở. Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Đếm hơi thở
- Hít không khí nhẹ nhàng và từ từ bằng mũi.
- Thở ra nhẹ nhàng và từ từ bằng miệng
- Đếm từng nhịp thở hoặc chu kỳ thở ra hít vào cho đến khi bạn chìm vào giấc ngủ.
Cách 2: Phương pháp 4-7-8
- Để lưỡi của bạn ở vị trí gần sát phía sau 2 răng cửa và giữ nó trong suốt cả quá trình
- Ngậm miệng và từ từ hít vào bằng mũi của bạn trong khi đếm từ 1 đến 4
- Giữ hơi thở trong người và tiếp tục đếm đến 7
- Mở miệng và thở ra cho đến 8. Do vị trí đặt lưỡi nên tiếng thở của bạn sẽ có âm thanh rít nhẹ. Điều này là bình thường.
- Lặp lại chu trình này ít nhất 3 lần nữa.
– Tránh xa điện thoại, tivi, máy tính
Trước khi đi ngủ 30 phút – 1 tiếng, bạn nên dừng mọi hoạt động với máy tính, tivi và điện thoại của mình. Ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử ngăn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do vậy, bạn cần ngưng điều này trước khi đến giờ đi ngủ.
Ngoài ra, ánh sáng đèn điện cũng cần được loại bỏ. Ánh sáng với não bộ chẳng khác nào tín hiệu để chúng hiểu là cần phải đánh thức bạn ngay lập tức. Bóng tối luôn thích hợp hơn trong giấc ngủ của chúng ta.
– Đừng lo lắng khi không thể chợp mắt
Buồn ngủ nhưng không thể ngủ sẽ có xu hướng làm bạn lo lắng rằng Tại sao lại như vậy? Bao giờ thì mình mới ngủ được, mai mình còn phải đi làm mà? Hoặc Mình phải làm gì đây? Mình thử mọi cách rồi mà vẫn không được?
Bạn càng lo lắng thì cơ thể bạn càng tỉnh táo và khó ngủ hơn. Vì vậy hãy suy nghĩ tích cực hơn kiểu như Tí nữa mình sẽ ngủ được thôi mà hoặc nghĩ đến một chuyện vui / hạnh phúc nhé.
Đừng cố lăn lộn trên giường, vò đầu bứt tai cáu gắt với mọi thứ. Khi buồn ngủ nhưng không ngủ được hãy đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, bật một bài nhạc không lời hoặc ngửi một mùi hương dễ chịu từ máy tinh dầu. Khi cảm thấy thoải mái hơn mới tiếp tục quay trở lại giường.
Đừng lo lắng, luôn luôn phải nghĩ tích cực.
Buồn ngủ nhưng không ngủ được là hiện tượng bình thường và vẫn có thể thay đổi hay cải thiện được bằng lối sinh hoạt, chế độ ăn uống lành mạnh. Do vậy, bạn không cần sợ hãi, đơn giản là hãy nghiêm túc thực hiện thời gian biểu hợp lý với giấc ngủ của mình.
Đừng quên sắm sửa một bộ chăn ga gối đệm thoải mái nhất trong khả năng của mình nhé. Và cuối cùng, nếu đang phân vân các sản phẩm tạo giấc ngủ ngon, bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ kỹ hơn.