Trong khi căng thẳng là phản ứng tự nhiên để bảo vệ, căng thẳng mãn tính hoặc lo lắng. Nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng lâu dài gồm giấc ngủ kém chất lượng, thậm chí mất ngủ cả đêm.
Căng thẳng dẫn đến cảm giác “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Điều này làm tăng nhịp tim, thở nhanh hơn và làm tăng hormone căng thẳng trong cơ thể. Lo lắng là tình trạng căng thẳng tiếp tục xảy ra sau khi tác nhân biến mất, đồng thời nó còn tạo ra các tác động sinh lý tương tự,
Trong thời gian lo lắng, các kỹ thuật thư giãn có thể tạo ra phản ứng thư giãn tự nhiên của cơ thể. Điều này làm nhịp tim và nhịp thở chậm hơn, giảm huyết áp thấp, cảm giác bình tĩnh về tổng thể.
Mẹo hay nhất để giảm căng thẳng vào ban đêm
Có rất nhiều mẹo để giảm căng thẳng vào ban đêm và lo lắng trước khi đi ngủ. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng, những cách tiếp cận dưới đây sẽ giúp bạn thư giãn. Một số người ngủ chỉ sử dụng 1 hoặc 2 trong số các phương pháp này trong khi số khác lại kết hợp tất cả. Nếu căng thẳng kinh niên, bạn nên hỏi bác sĩ để biết được cách tiếp cận tốt nhất.
Thiền
Thiền là thực hành tâm trí, cơ thể với sự tập trung chú ý cùng thái độ cụ thể cho phép suy nghĩ đến đi mà không cần phán xét. Do đó thiền là phương thức điều trị mất ngủ hiệu quả.
Thiền chánh niệm là quá trình quan sát các cảm giác, suy nghĩ và cảm xúc khi chúng trôi qua mà không có sự phán xét. Một phần quan trọng khi thiền là tập trung hoàn toàn vào thời điểm này, không cho phép chú ý đến những suy nghĩ khác. Phương pháp này được chứng minh làm giảm rối loạn giấc ngủ ở người lớn.
Thiền quét toàn thân là kỹ thuật tập trung dần dần vào các bộ phận cơ thể và nhận thấy bất kỳ cảm giác hoặc cơn đau nào. Để thực hành kỹ thuật này, bạn nên tập trung vào một bộ phận cụ thể, từng phần một.
Thiền có hướng dẫn là phương pháp một người được hướng dẫn bằng lời nói thông qua trải nghiệm thiền định và được khuyến khích để hình dung vị trí tĩnh tâm. Những bài thiền này bao gồm cả âm nhạc, âm thanh thiên nhiên nhằm giúp bạn thư giãn.
Bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào trước khi ngủ và thực hiện vào ban đêm nếu thấy mình không thư giãn.
Thở sâu
Hít thở sâu là một thành phần của thiền cũng như kỹ thuật thư giãn bất cứ lúc nào. Mục đích là hít thở chậm, đều và sâu.
Mặc dù có nhiều phương thức hít thở, bạn có thể bắt đầu đơn giản như sau. Đầu tiên, bạn đặt tay lên bụng, hít vào từ từ. Khi thấy bụng căng lên, bạn hãy nín thở trong giây lát sau đó thở ra dần dần. Các phương pháp thực hàng khác nhau có thể kết hợp đếm nhịp thở và điều chỉnh thời gian nín thở khác nhau.
Thư giãn cơ thể
Thư giãn toàn bộ cơ thể tương tự như việc thiền quét cơ thể. Bạn hãy co và thả các cơ lên xuống theo trình tự, bắt đầu từ ngón chân, bàn chân, bắp chân,… Điều này cho phép bạn giảm bớt căng thẳng và áp lực về thể chất đang gặp phải.
Phản hồi sinh học
Đây là việc sử dụng thiết bị điện tử để giúp bệnh nhân học cách kiểm soát các chức năng cơ thể. Các thiết bị này cung cấp thông tin về các chức năng như huyết áp, nhịp tim và hoạt động của cơ.
Người dùng cần sự hỗ trợ hỗ trợ từ chuyên gia trị liệu hoặc học về phản hồi sinh học để hiểu tường tận. Họ cũng cần tìm hiểu những gì ảnh hưởng đến thay đổi của các chức năng cơ thể. Đối với người bị căng thẳng, thậm chí mất ngủ, phản hồi sinh học chính là công cụ hữu ích để xác định chức năng cần quan tâm và điều chỉnh.
Điều quan trọng cần nhớ là các kỹ thuật thư giãn không thể thay thế chăm sóc sức khỏe nếu có vấn đề y tế.
Giảm căng thẳng nhờ vào thói quen ban đêm
Mặc dù các kỹ thuật thư giãn có thể được áp dụng vào ban đêm, bạn vẫn có thể cân nhắc các phương pháp khác như sau:
- Tạo môi trường ngủ tốt. Hãy đánh giá môi trường ngủ của bạn để tìm hiểu các yếu tố gây căng thẳng. Không gian nghỉ ngơi lý tưởng thường rất ít tiếng ồn.
- Hạn chế rượu và caffein. Cả 2 đều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Quá nhiều rượu có thể gây căng thẳng cho cơ thể.
- Tắm nước ấm. Điều này không chỉ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng mà còn làm giảm thân nhiệt. Chính điều này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
- Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị bao gồm điện thoại, máy tính và TV ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Các chuyên gia khuyên bạn nên đặt chúng sang một bên trong vài giờ trước khi đi ngủ.
- Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt.
- Ghi chép. Hãy viết ra những suy nghĩ và lo lắng của bạn để giải quyết chúng. Bạn có thể viết tất cả những lo lắng xuất hiện trước khi ngủ. Đừng quên viết danh sách những việc cần làm hôm sau để đi ngủ sớm hơn.
- Dự kiến thời gian lo lắng. Đây là kỹ thuật sử dụng trong liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT). Để làm được điều này, hãy dành khoảng thời gian cụ thể trong ngày để căng thẳng về mọi thứ đang diễn ra. Mục tiêu của việc này là giải quyết nguyên nhân gây lo lắng trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát.
Kết luận
Ngoài kỹ thuật thư giãn, bạn có thể thực hiện vào ban ngày để giảm bớt căng thẳng ban đêm. Một biện pháp hỗ trợ khác là tập thể dục vào ban ngày, đặc biệt với bệnh nhân bị rối loạn lo âu tổng quát. Thêm vào đó, bạn cũng nên thức dậy đúng giờ.
Hãy nhớ rằng không có lịch trình chính xác nào về thời gian để bạn bớt căng thẳng trước khi ngủ. Việc thực hành nhất quán các kỹ thuật thư giãn có thể giúp ích lâu dài.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ lý tưởng. Để được tư vấn và đặt mua đệm cao su Vạn Thành, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Demcaosuvanthanh.com.