Ngủ sâu giấc sẽ đem lại những buổi sáng sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Cùng xem xét những lợi ích, những rủi ro liên quan đến việc thiếu ngủ sâu và các mẹo vệ sinh giấc ngủ.
Giấc ngủ sâu là khái niệm chỉ một giai đoạn quan trọng của giấc ngủ để khi cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo khi thức dậy. Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể nào về thời lượng ngủ sâu lý tưởng, nhưng hầu hết các chuyên gia khuyến khích người trưởng thành ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm.
Giấc ngủ sâu gồm 2 kiểu cơ bản: giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) và giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh (NREM). Chu kỳ đầy đủ của giấc ngủ NREM gồm 3 giai đoạn. Thực tế, thuật ngữ giấc ngủ sâu mô tả giai đoạn 3 của NREM. Mỗi giai đoạn giấc ngủ gắn liền với mỗi quá trình cùng lợi ích vật lý nhất định, và con người trải qua từng giai đoạn này nhiều lần trong một đêm ngủ.
Việc tìm hiểu thêm về chức năng và tầm quan trọng của giấc ngủ sâu sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian nghỉ ngơi hàng đêm. Cùng xem xét những lợi ích của giai đoạn ngủ này, những rủi ro liên quan đến việc thiếu ngủ sâu và các mẹo cải thiện vệ sinh giấc ngủ của bạn.
Giấc ngủ sâu là gì?
Giấc ngủ sâu đề cập đến giai đoạn 3 của giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh. Trong giai đoạn ngủ này, nhịp tim, huyết áp và nhịp thở của một người chậm lại cho đến khi đạt mức thấp nhất trong đêm. Giai đoạn 3 của giấc ngủ là giai đoạn thư giãn cơ bắp sâu, thường được coi là phần sảng khoái và chất lượng cao nhất của giấc ngủ.
Giấc ngủ sâu còn được gọi là giấc ngủ sóng chậm hoặc giấc ngủ delta, xuất phát từ các sóng não đặc trưng xảy ra trong giai đoạn này. Những người đang ngủ thường khó đánh thức nhất trong giai đoạn 3. Nếu bị đánh thức, họ có thể trải qua một giai đoạn đầu óc mơ hồ gọi là quán tính giấc ngủ.
Giai đoạn 1 của giấc ngủ sâu kéo dài từ 20-40 phút mỗi lần. Thời gian ngủ sâu thường kéo dài vào khoảng thời gian đầu đêm, có thể do nhu cầu nghỉ ngơi của 1 người cao nhất ngay khi chìm vào giấc ngủ. Cho đến tuổi trung niên, mọi người dành khoảng 10-20% tổng thời gian nghỉ ngơi cho giấc ngủ sâu. Tỷ lệ % thời gian ngủ sâu giảm dần khi một người già đi.
Ngủ sâu giấc có tốt không?
Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về ý nghĩa và lợi ích của giấc ngủ, nhưng rõ ràng điều đó có thể tác động đến mọi thứ trong cơ thể, từ tâm trạng, khả năng miễn dịch đến tổng thể sức khỏe. Đặc biệt, giấc ngủ sâu dường như mang lại một số lợi ích sức khỏe quan trọng.
- Thúc đẩy cảm giác được nghỉ ngơi: Ngủ sâu giấc là điều cần thiết để bạn thức dậy với cảm giác sảng khoái, tươi mới. Lợi ích này có liên quan đến khả năng giảm áp lực khi đi vào giấc ngủ.
- Củng cố trí nhớ: Các nhà nghiên cứu tin rằng trong lúc ngủ sâu, não bộ sẽ nhớ lại thông tin mới học được khi thức và chuyển vào bộ nhớ dài hạn.
- Chữa lành các mô bị tổn thương: Giấc ngủ sâu thúc đẩy quá trình giải phóng hormone tăng trưởng của con người, có thể hỗ trợ sự phát triển của cơ bắp và các mô khác trong cơ thể. Hormone tăng trưởng của con người cũng giúp cơ thể tái tạo tế bào, cũng như chữa lành các mô bị tổn thương.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Nội tiết tố thay đổi trong giấc ngủ sâu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, quá trình này hỗ trợ quá trình phát triển khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp ghi nhớ và bảo vệ tốt hơn trước các mầm bệnh cụ thể.
Điều gì xảy ra nếu bạn không ngủ đủ giấc?
Mặc dù các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc phân biệt tác động giữa mất ngủ sâu với thiếu ngủ, họ vẫn chỉ ra một số hậu quả tiềm ẩn của việc ngủ không đủ giấc.
- Quán tính khi ngủ: Thuật ngữ này mô tả cảm giác chệnh choạng, mất phương hướng hoặc giảm hiệu suất xảy ra sau khi thức dậy. Những người thức dậy trong giai đoạn ngủ sâu trải qua quán tính giấc ngủ khoảng 30-60 phút.
- Suy giảm trí nhớ: Giấc ngủ sâu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành trí nhớ dài hạn. Giấc ngủ không đủ sâu sẽ dẫn đến tình trạng hay quên và khả năng lưu giữ ký ức kém.
- Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Ngủ không đủ giấc làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thông qua việc giảm độ nhạy insulin, yếu tố duy trì khả năng hấp thụ đường trong máu.
- Tăng huyết áp: Huyết áp đạt mức thấp nhất trong ngày khi ngủ sâu. Mất ngủ sâu có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, một tình trạng bệnh lý gây tăng huyết áp.
- Thay đổi tâm trạng: Nghiên cứu ban đầu cho thấy việc giảm bớt ngủ sâu sẽ khiến bạn khó duy trì tâm trạng tích cực hơn trong ngày.
Tình trạng giảm ngủ sâu cũng góp phần làm giảm chất lượng giấc ngủ, từ đó dẫn đến các triệu chứng thiếu ngủ bổ sung như:
- Khó tập trung và tỉnh táo
- Khó chịu, tâm trạng xấu thường xuyên và năng lượng thấp
- Thời gian phản ứng chậm lại
- Các vấn đề ghi nhớ
- Các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, béo phì và trầm cảm
- Các vấn đề khác tại nơi làm việc, trường học hoặc trong môi trường xã hội
Dấu hiệu cho thấy bạn ngủ không đủ sâu
Bởi vì giai đoạn ngủ sâu gắn liền với giấc ngủ của một người, buồn ngủ ban ngày có thể là dấu hiệu của giấc ngủ không đủ sâu. Cơn buồn ngủ ban ngày sẽ khiến một người ngủ quên khi đang lái xe, xem TV, đọc sách hoặc sau bữa ăn.
Những ảnh hưởng khác của tình trạng ngủ không đủ giấc có thể phản ánh những vấn đề ở người bị thiếu ngủ. Mọi người phản ứng với việc thiếu ngủ theo những cách khác nhau, nhưng các dấu hiệu thiếu ngủ phổ biến bao gồm:
- Khó tập trung và chú ý
- Gặp khó khăn khi học những điều mới
- Ra quyết định kém
- Vấn đề tình cảm
- Khó ghi nhớ thông tin
Mẹo ngủ sâu giấc
Mặc dù không có hướng dẫn nào giúp ngủ sâu hơn, nhưng bạn có thể vệ sinh giấc ngủ để cải thiện chất lượng nghỉ ngơi và hỗ trợ nghỉ ngơi đầy đủ hơn. Vệ sinh giấc ngủ là thuật ngữ dùng để mô tả các thói quen lành mạnh giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục được chứng minh là giúp mọi người đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu giấc. Phương pháp này cũng tăng thời gian ngủ sâu, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ sâu. Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là hơn 3 tiếng trước khi ngủ.
- Tránh caffein và rượu trước khi ngủ: Nên tránh uống rượu và caffein gần giờ đi ngủ, do khả năng làm giảm thời gian ngủ sâu.
- Tiếp xúc với ánh sáng ban ngày: Tiếp xúc với ánh sáng rất quan trọng trong việc duy trì các kiểu ngủ lành mạnh. Do đó, hãy thức dậy với ánh sáng mặt trời tự nhiên và giảm bớt ánh sáng trong nhà trước khi đi ngủ.
- Duy trì lịch ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm, kể cả vào cuối tuần, sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn nên tránh thức quá khuya hoặc cố bù lại bằng cách ngủ bù.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng nhất. Để được tư vấn và đặt mua đệm Vạn Thành, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng demcaosuvanthanh.com gần nhất.